Từ nhiều năm nay, việc khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống đã được huyện Quỳ Hợp quan tâm. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện cho thấy chưa được người dân hưởng ứng tích cực, mặt khác việc đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm cũng chưa được chú trọng.
Sáng ngày 25/12/2012, tại cụm công nghiệp Lạc Sơn, Đô Lương Công ty TNHH Prex Vinh tổ chức khánh thành Nhà máy sản xuất các sản phẩm da và dệt may. Tham dự lễ khánh thành có đồng chí Phan Thanh Tịnh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công Thương, thay mặt cho UBND tỉnh và đại diện Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và các ban ngành của huyện Đô Lương.
Trong những năm qua, ngành dệt may Nghệ An đã có những bước phát triển đáng kể, tốc độ tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước, tỷ trọng của ngành dệt may so với toàn ngành công nghiệp chiếm từ 3,65-6,62%, giá trị xuất khẩu hàng năm trên 3 triệu USD. Đây chưa phải là con số ấn tượng nhưng bước đầu ngành đã khẳng định được vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và giá trị xuất khẩu nói riêng của một tỉnh miền Trung còn gặp nhiều khó khăn như tỉnh Nghệ An.
Sáng ngày 26/3, tại xã Nam Giang (huyện Nam Đàn, Nghệ An) Tổng công ty Dệt may Việt Nam cùng Công ty CP Nam Đàn Hanosimex đã long trọng tổ chức lễ khởi công xây dựng Cụm dệt may Nam Đàn Hanosimex.
Những năm qua, các làng nghề đóng tàu thuyền ở huyện Quỳnh Lưu đã góp phần thúc đẩy ngư dân bám biển, vươn khơi khai thác, đạt sản lượng cao. Hòa chung với niềm vui đầu xuân mới, hiện nay bà con các làng nghề càng thêm phấn khởi với những đơn đặt hàng mới. Dự kiến năm nay toàn huyện Quỳnh Lưu sẽ có thêm hàng chục tàu thuyền công suất lớn được đóng mới, vươn khơi khai thác đem lại cuộc sống khấm khá hơn cho bà con.
Xã Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu xưa nay vẫn được biết đến là vùng đất muối. Về đến xã Quỳnh Thuận giữa tháng 5, khi cái nắng ở độ gay gắt nhất của mùa hè cũng là thời gian vào “đại mùa” làm muối của người dân nơi đây.Cách Ngã Tư cầu giát 5 cây số là đến vùng muối xã Quỳnh Thuận. Trong ngọn gió khô ráp là vị mặn của biển quyện với hương vị từ những sạp hàng nước mắm, ruốc, cá khô,... kê sát đường phục vụ nhu cầu du khách phương xa về thăm. Được biết nghề muối có từ rất lâu đời.
Theo quy hoạch điều chỉnh bổ sung về kinh tế xã hội của Thanh Chương đến 2020, Thanh Chương sẽ đầu tư thêm 3 nhà máy sản xuất gạch ngói, 2 nhà máy chè, 1 nhà máy chế biến gỗ và than sạch...
Từ một doanh nghiệp chuyên khai thác chế biến gỗ rừng tự nhiên theo cơ chế bao cấp, công tác trồng và chế biến rừng trồng còn rất xa lạ; đến nay, công ty đã chuyển hẳn sang kinh doanh chế biến rừng trồng, không chỉ có của ăn của để mà đời sống người công nhân cải thiện, nghĩa vụ nhà nước ngày một tăng...
Miến dong là thực phẩm quen thuộc của người dân, được sản xuất từ tinh bột của củ dong riềng. Theo ông Nguyễn Cao Đàn ở xóm Liên Xuân, xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp thì vàp cuối năm 2016, sau khi tìm hiểu nghề làm miến dong truyền thống tại tỉnh Yên Bái, ông đưa cây dong về trồng tại địa phương với diện tích 40 ha. Ông đàn cho biết: khoai dong riềng là loại cây dễ sống, dễ trồng. Giống được ông mua ở Thanh Hóa. Mỗi ha trồng phải sử dụng 3,5 đến 4 tấn củ giống, chi phí khoảng 10 triệu đồng, chưa tính công trồng và chăm sóc. Hiện tại mỗi ha cây dong riềng trồng xen trong cao su năng suất đạt 55 tấn/ha. Còn nếu đất tốt không trồng xen loại cây gì thì năng suất nhiều nơi trồng đã đạt 120 tấn củ/ha. Mô hình trồng và chế biến miến dong của ông Nguyễn Cao Đàn có tiếng trên thị trường trong và ngoài huyện cho thu lãi 200 triệu đồng. Điều đáng nói, sản phẩm miến dong của ông đã được ký kết với làng nghề ở Hà Nội bao tiêu toàn bộ sản phẩm nên ổn định về đầu ra.
Vùng tả ngạn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An bao gồm 5 xã: Đôn Phục, Bình Chuẩn, Cam Lâm, Mậu Đức, Thạch Ngàn có 4009 hộ với 20.613 khẩu, gần 100% là đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các xã đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo của huyện cơ bản nằm nhiều ở vùng này. Vùng có tổng diện tích tự nhiên 20.122,58 ha, núi đồi đất nâu hoặc pha sỏi thích nghi với việc trồng chè. Cùng với dãy đất thuộc các xã Hùng Sơn, Cẩm Sơn, Tam Sơn của huyện Anh Sơn, vùng mà huyện Anh Sơn đang phát triển mạnh cây chè và đã làm khởi sắc kinh tế của huyện, giải quyết việc làm tăng thu nhập, góp phần tích cực trong tạo hàng hoá, xoá đói giảm nghèo.
Nhắc tới xứ Nghệ người ta thường nghĩ đến các món đặc sản cháo lươn Vinh, nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn và đặc biệt là bánh mướt Diễn Châu, Đô Lương. Trong số những đặc sản ấy, bánh mướt truyền thống Diễn Châu đang ngày mỗi một nức tiếng hơn.
Với lợi thế đất đồi núi rộng lớn, cùng với những chính sách khuyến khích của các cấp, những năm qua, bà con các xã miền núi Quỳnh Thắng, Tân Thắng đã đưa nhiều giống cây mới cho giá trị kinh tế cao, tạo nên một vùng sản xuất cây hàng hóa có triển vọng trên vùng phía tây của huyện Quỳnh Lưu.
Làng Trù Sơn, huyện Đô Lương được biết đến là nơi duy nhất làm ra các loại nồi bằng đất ở xứ Nghệ. Không những thế, đây có thể là ngôi làng duy nhất trong cả nước còn làm các loại nồi bằng đất. Do vậy, ngoài cái tên Trù Sơn, nơi đây được gọi là làng “nồi đất”.
Làng nghề quạt giấy ở làng Nam, xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc hình thành cách đây cả trăm năm, đến nay vẫn duy trì được cách làm thủ công truyền thống. Dù quạt giấy làng Nam không đa dạng về màu sắc, mẫu mã nhưng nó lại có nét riêng thu hút khách. Thứ nhất là quạt giấy mỏng nên quạt rất mát. Hơn nữa do được làm thủ công qua nhiều công đoạn, nhất là việc sử dụng nước vỏ cây sắn để quét vào khung nên chiếc quạt không bao giờ có hiện tượng bong tróc, trái lại rất bền.
Xã Nghi Thái là một trong những xã có số lượng lớn về làng nghề mây tre đan của huyện Nghị Lộc, nghề mây tre đan phát triển mạnh và được coi là nghề có thu nhập chính của người dân nơi đây. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, làng nghề gặp khó khăn. Để vượt khó, các nghệ nhân đã tìm ra con đường ngách, hướng các sản phẩm xuất khẩu.
Những năm trước đây người dân xã Hòa Thành nói chung và người dân huyện Yên Thành nói riêng đều có chung một suy nghĩ tiến vào các tỉnh phía Nam để tìm việc làm,hoặc ước cao xa hơn nữa là đi xuất khẩu lao động tại các nước Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Tuy nhiên gần đây đã có không ít người đã trở về quê hương lao động sản xuất, làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện với suy nghĩ muốn có một công việc và cuộc sống ổn định tại quê nhà phần nào góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển hơn.
Làng nghề chế biến nước mắm Phú Lợi, phường Quỳnh Dị, thị xã Hoàng Mai mỗi năm cung ứng ra thị trường trên 2 triệu lít nước mắm, 830 tấn chượp, 270 tấn mắm tôm, 650 tấn cá hấp sấy, moi biển, cá khô 7 tấn. Hiện nay có 24 cơ sở lớn của làng nghề như Cương Ngần, Cúc Đồng, Xân Thơ, Thành Quyên, Sơn Lý, Hùng Lâm… đã thực hiện đăng ký và gắn nhãn lên sản phẩm, mang thương hiệu nước mắm Phú Lợi có mặt khắp mọi miền đất nước. Do chủ động được nguồn nguyên liệu dồi dào mà ngư dân trên địa bàn Hoàng Mai đánh bắt về trong thời gian ngắn, nên các sản phẩm của làng nghề chế biến hải sản ở Hoàng Mai có vị mặn mòi, đặc trưng rất riêng, được nhiều khách hàng lựa chọn.
Trời chuyển nắng, trên các cánh đồng muối ở các xã An Hòa, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu bà con diêm dân lại bắt đầu ra đồng sản xuất trở lại. Tuy nhiên, các hộ diêm dân vẫn còn khá nhiều âu lo trăn trở về sản lượng, giá cả bấp bênh và chi phí đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng cho cánh đồng muối còn khá lớn.
Nếu như các địa phương trong tỉnh phát triển nuôi tôm ở những vùng ao hồ ruộng trũng, thì ở Diễn Châu lại phát triển nuôi tôm ở vùng đất cát ven biển. Nuôi tôm trên cát tuy là nghề khá mới mẻ nhưng đã mở ra hướng làm kinh tế mới cho người dân. Sự năng động của nông dân đã biến những vùng đất cát hoang hóa thành những vùng nuôi tôm mang lại .
Nói đến vùng biển của huyện Diễn Châu là người ta nhớ đến một đặc sản mà ai cũng biết đến đó là sản phẩm nước nước mắm đã tồn tại và phát triển từ bao đời nay. Đến nay, sản phẩm nước mắm Diễn Châu đã có mặt khắp thị trường tại các tỉnh từ Bắc tới Nam, phục vụ hàng triệu người Việt Nam tiêu dùng. Nước mắm không chỉ làm đậm đà hương vị của các món ăn cổ truyền mà còn được người dân dùng làm quà biếu, tặng người thân như thứ đặc sản rất riêng của vùng quê xứ Nghệ.
Quỳnh Lưu là huyện có thế mạnh về khai thác hải sản, mỗi năm sản lượng đạt từ 55.000 - 60.000 tấn. Đây là tiền đề quan trọng để huyện phát triển mạnh nghề chế biến hải sản, đặc biệt là nghề chế biến nước mắm. Nước mắm Quỳnh Lưu đang từng bước khẳng định thương hiệu bởi chất lượng thơm ngon, có vị đặc trưng riêng và dần chinh phục người tiêu dùng.
Hiện nay, Tân Kỳ là huyện có số lượng lò sản xuất gạch ngói thủ công nhiều nhất tỉnh với 172 lò. Thực hiện theo lộ trình của UBND tỉnh, đến ngày 31/12/2017 sẽ hoàn thành xóa bỏ lò gạch nung thủ côngtruyền thống và thủ công cải tiến công nghệ xử lý khí thải trên địa bàn. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, việc hỗ trợ, chuyển đổi ngành nghề cho các lao động tại địa phương đang gặp nhiều khó khăn.
Những người làm công việc đóng khuôn ngói ở vùng đất cừa, huyện Tân Kỳ thường gọi nghề của mình bằng một cụm từ mộc mạc nghề làm giàu từ '' Đất''. Bởi đơn giản công việc chính của họ là đưa đất vào khuôn ép để biến khối đất vuông cạnh, thẳng mép trở thành những viên ngói có hình khối và hoa văn.
Vật liệu xây không nung (VLXKN) thay thế gạch nung là định hướng đúng, phù hợp điều kiện Việt Nam và xu hướng phát triển bền vững của thế giới, tuy nhiên cũng cần một chương trình và lộ trình cụ thể vì liên quan trực tiếp đến đời sống của nhiều bộ phận người dân nông thôn, đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương phải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp. Theo Bộ Xây dựng, để phát triển VLXKN cần có những nhóm giải pháp đồng bộ. Như vậy sẽ có 3 nhóm giải pháp, gồm giải pháp về cơ chế chính sách, về khoa học công nghệ và về thông tin, tuyên truyền. Trong đó, các dự án chế tạo thiết bị sản xuất VLXKN nhẹ và sản xuất gạch xi – măng – cốt liệu công suất từ 7 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm trở lên, ngoài các chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu, thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi và hỗ trợ khác theo quy định hiện hành, còn được hưởng ưu đãi như đối với các dự án thuộc chương trình cơ khí trọng điểm.
Những người thợ tay rìu tay búa của làng nghề đóng tàu Trung Kiên xã Nghi Thiết đã gắn bó hơn 700 năm lịch sử, nơi đây đã đóng được rất nhiều chiếc tàu to nhỏ tỏa đi các vùng biển kéo dài từ Bắc tới Nam.
Công ty đóng tàu thuyền Hải Châu thành lập năm 1991 từ việc kế thừa truyền thống, đúc rút kinh nghiệm của cha ông để lại và cho đến hôm nay là đời thứ 4, kế thừa ngành đóng tàu truyền thống kết hợp với thời kỳ đổi mới khoa học và hiện đại. Hi Chu luôn cải tiến mẫu mã, chất lượng, kỷ mỹ thuật, đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng.
Đến xã Thanh Văn, huyện Thanh Chương, rất dễ nhận ra các cơ sở làm trống của một số bà con họ Phan nằm ở thị tứ Rạng. Nghề Trống chưa phải là nghề đặc trưng, nhưng nhiều năm qua, nghề làm trống ở nơi đây rất phát triển đủ chủng loại để phục vụ nhu cầu thị trường.
Với lợi thế và tiềm năng Nghệ An đang mở hướng để phát triển ngành công nghiệp không khói ở các huyện miền núi phía Tây. Ở Kỳ Sơn, một trong những điểm du lịch lý thú là miền đất Cổng trời Mường Lống
Năm 2013 là thời điểm tròn một thập kỷ Tổng Công ty Khánh Việt (Khatoco) có trụ sở chính tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đầu tư trực tiếp vào Nghệ An thông qua 1 trong 25 công ty con của mình là Công ty TNHH MTV Tân Khánh An. Sau 10 năm, Tân Khánh An đã chứng minh được hiệu quả của nguồn vốn đầu tư thể hiện bằng tốc độ phát triển vượt bậc, giải quyết việc làm cho nhiều lao động và là một trong những đơn vị có đóng góp lớn cho ngân sách Nghệ An, và là 1 trong 16 doanh nghiệp được khen thưởng của UBND Tỉnh.
SỞ CÔNG THƯƠNG NGHỆ AN
TRUNG TÂM KHUYẾN CÔNG & TƯ VẤN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NGHỆ AN
Địa chỉ : Số 70, đường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Fax : (84-38)3595 594
Email : khuyencongnghean@gmail.com | Website : http://www.khuyencongnghean.com.vn