Thời gian qua hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã góp phần tích cực trong việc hỗ trợ, động viên, khuyến khích doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh là động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa.
Ngành gia công, sản xuất cơ khí tại Nghệ An phát triển mạnh mẽ . Tạo ra nhiều giá trị vật chất, kiến tạo nên các chi tiết máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp. Ngày nay, việc ứng dụng Robot Hàn vào gia công cơ khí là một trong những bước tiến mới nhằm nâng cao hiệu suất công việc và chất lượng sản phẩm. Hiểu rõ điều đó, Công ty CP Cơ khí và Xây dựng Hà Thành (có địa chỉ tại Quốc lộ 46, Xóm 4A, xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) đã đầu tư Robot Hàn vào xưởng gia công cơ khí của mình để phục vụ công việc hiệu quả hơn.
Từ nhiều năm nay, việc khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống đã được huyện Quỳ Hợp quan tâm. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện cho thấy chưa được người dân hưởng ứng tích cực, mặt khác việc đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm cũng chưa được chú trọng.
Sáng ngày 25/12/2012, tại cụm công nghiệp Lạc Sơn, Đô Lương Công ty TNHH Prex Vinh tổ chức khánh thành Nhà máy sản xuất các sản phẩm da và dệt may. Tham dự lễ khánh thành có đồng chí Phan Thanh Tịnh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công Thương, thay mặt cho UBND tỉnh và đại diện Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và các ban ngành của huyện Đô Lương.
Trong những năm qua, ngành dệt may Nghệ An đã có những bước phát triển đáng kể, tốc độ tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước, tỷ trọng của ngành dệt may so với toàn ngành công nghiệp chiếm từ 3,65-6,62%, giá trị xuất khẩu hàng năm trên 3 triệu USD. Đây chưa phải là con số ấn tượng nhưng bước đầu ngành đã khẳng định được vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và giá trị xuất khẩu nói riêng của một tỉnh miền Trung còn gặp nhiều khó khăn như tỉnh Nghệ An.
Sáng ngày 26/3, tại xã Nam Giang (huyện Nam Đàn, Nghệ An) Tổng công ty Dệt may Việt Nam cùng Công ty CP Nam Đàn Hanosimex đã long trọng tổ chức lễ khởi công xây dựng Cụm dệt may Nam Đàn Hanosimex.
Chủ cơ sở sản xuất các sản phẩm thảo dược từ thiên nhiên là anh Trần Trọng Phi. Anh sinh năm 1990 tại xã Tân Thành, huyện Yên Thành là một chàng thanh niên trẻ. Với xưởng sản xuất khoảng 70 m2, trong căn phòng ấy gồm 01 máy nghiền dược liệu, phòng sấy lạnh bằng điều hòa khép kín và một tủ kính trưng bày sản phẩm cùng các dụng cụ phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm, tư máy hút chân không, máy dập miệng túi, máy dập dete, phễu chiết và các kệ đựng nguyên liệu. Ban đầu chính gia đình anh Phi đã không nghĩ anh chọn nghề từ sản xuất các sản phẩm dược liệu, từ loài cây vốn quen thuộc và có rất nhiều trên mảnh đất Tân Thành. Bởi lâu nay người dân ở đây vẫn quen dùng các thứ thuốc nước được nấu từ lá trầu không, lá chè vằng, sả... mà không nghĩ rằng muốn biến chúng thành sản phẩm đưa được đi xa thì chỉ còn cách dùng công nghệ chế biến.
Quỳnh Lưu được xem là vựa muối lớn của tỉnh Nghệ An với diện tích tương đối lớn. Hiện nay bà con diêm dân đang tích cực tu sửa, cải tạo ô nề để khẩn trương bước vào vụ sản xuất chính với quyết tâm cao. Năm nay tỉnh và huyện sẽ tiếp tục có nhiều chính sách đầu tư hỗ trợ nhằm khuyến khích bà con mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng, giá trị muối.
Những năm qua, các làng nghề đóng tàu thuyền ở huyện Quỳnh Lưu đã góp phần thúc đẩy ngư dân bám biển, vươn khơi khai thác, đạt sản lượng cao. Hòa chung với niềm vui đầu xuân mới, hiện nay bà con các làng nghề càng thêm phấn khởi với những đơn đặt hàng mới. Dự kiến năm nay toàn huyện Quỳnh Lưu sẽ có thêm hàng chục tàu thuyền công suất lớn được đóng mới, vươn khơi khai thác đem lại cuộc sống khấm khá hơn cho bà con.
Xã Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu xưa nay vẫn được biết đến là vùng đất muối. Về đến xã Quỳnh Thuận giữa tháng 5, khi cái nắng ở độ gay gắt nhất của mùa hè cũng là thời gian vào “đại mùa” làm muối của người dân nơi đây.Cách Ngã Tư cầu giát 5 cây số là đến vùng muối xã Quỳnh Thuận. Trong ngọn gió khô ráp là vị mặn của biển quyện với hương vị từ những sạp hàng nước mắm, ruốc, cá khô,... kê sát đường phục vụ nhu cầu du khách phương xa về thăm. Được biết nghề muối có từ rất lâu đời.
Theo quy hoạch điều chỉnh bổ sung về kinh tế xã hội của Thanh Chương đến 2020, Thanh Chương sẽ đầu tư thêm 3 nhà máy sản xuất gạch ngói, 2 nhà máy chè, 1 nhà máy chế biến gỗ và than sạch...
Cây Nghệ được trồng tại Nghệ An đã được các nhà khoa học kiểm nghiệm cho thấy hàm lượng cucurmin trong củ nghệ tại đây cao hơn nhiều lần so với các vùng thổ nhưỡng khác.
Trà hoa vàng thuộc chi Trà (Camellia), họ Chè (Theaceae), có nguồn gốc ở khu vực miền Đông và miền Nam châu Á, từ dãy Himalaya về phía Đông tới Nhật Bản và Indonexia với khoảng 100-250 loài đã được thống kê, mô tả. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, lần đầu tiên trà hoa vàng được phát hiện ở Quảng Tây, Trung Quốc thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Từ đó, trà hoa vàng được nhiều nước quan tâm nghiên cứu vì có nhiều giá trị và công dụng đặc biệt. Ở Việt Nam, trà hoa vàng được tìm thấy tại các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc như: Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Lào Cai, Nghệ An... Chúng thường mọc ở độ cao 300-800m so với mặt nước biển, phần lớn là trong rừng thứ sinh xen giữa các nương rẫy, ở một số địa hình quá dốc hoặc nhiều đá lộ đầu, ven khe suối cạn.
Đặc sản, thực phẩm tươi - ngon - sạch từ các vùng quê nông thôn luôn có sức lôi cuốn đặc biệt với du khách trong và ngoài nước. Xu hướng này chính là tiền đề cho loại hình du lịch nông thôn có sản vật được khai thác phát triển. Nắm bắt nhu cầu đó, tỉnh Nghệ An đang xúc tiến quảng bá sản phẩm nông nghiệp được sản xuất tại các vùng du lịch nông thôn cho du khách trong và ngoài nước và đến tham quan du lịch.
Cây chè được xác định là một trong những mũi nhọn phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và huyện Anh Sơn nói riêng. Để thực sự đưa ngành chè phát triển đồng bộ, bền vững, các cấp, ngành địa phương đã có các cơ chế phù hợp thu hút các dự án đầu tư phát triển sản xuất chè công nghệ cao.
Mùi dầu lạc thơm nồng đặc trưng từ đầu ngõ giúp khách hàng không khó để tìm đến làng nghề ép dầu lạc xã Hưng Xuân – Hưng Nguyên. Nghề ép dầu lạc xã Hưng Xuân – Hưng Nguyên được UBND tỉnh công nhận làng nghề vào tháng 3 năm 2017. Tuy nhiên, đến nay sau 3 năm được công nhận, Hưng Xuân vẫn chưa xây dựng được thương hiệu sản phẩm riêng của làng nghề do thiếu thương hiệu, sức cạnh tranh thấp và thụ động trong tìm kiếm thị trường, nên làng nghề Hưng Xuân vẫn còn gặp những khó khăn nhất định.
Xã Quỳnh Diễn huyện Quỳnh Lưu hiện nay có 2 làng nghề sản xuất mây tre đan xuất khẩu được UBND tỉnh công nhận làng nghề. Đó là làng Đồng Văn và Thuận Hóa. Đây cũng là xã duy nhất của huyện Quỳnh Lưu duy trì có hiệu quả và ngày càng phát triển làng nghề này. đem lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều người dân trong thời gian nông nhàn.
Làng Trù Sơn, huyện Đô Lương được biết đến là nơi duy nhất làm ra các loại nồi bằng đất ở xứ Nghệ. Không những thế, đây có thể là ngôi làng duy nhất trong cả nước còn làm các loại nồi bằng đất. Do vậy, ngoài cái tên Trù Sơn, nơi đây được gọi là làng “nồi đất”.
Làng nghề quạt giấy ở làng Nam, xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc hình thành cách đây cả trăm năm, đến nay vẫn duy trì được cách làm thủ công truyền thống. Dù quạt giấy làng Nam không đa dạng về màu sắc, mẫu mã nhưng nó lại có nét riêng thu hút khách. Thứ nhất là quạt giấy mỏng nên quạt rất mát. Hơn nữa do được làm thủ công qua nhiều công đoạn, nhất là việc sử dụng nước vỏ cây sắn để quét vào khung nên chiếc quạt không bao giờ có hiện tượng bong tróc, trái lại rất bền.
Xã Nghi Thái là một trong những xã có số lượng lớn về làng nghề mây tre đan của huyện Nghị Lộc, nghề mây tre đan phát triển mạnh và được coi là nghề có thu nhập chính của người dân nơi đây. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, làng nghề gặp khó khăn. Để vượt khó, các nghệ nhân đã tìm ra con đường ngách, hướng các sản phẩm xuất khẩu.
Trong giai đoạn không ít người chuyển sang dùng nước mắm công nghiệp vì giá thành rẻ và hương vị đa dạng, anh Võ Văn Đại - Giám đốc Công ty CP thủy sản Vạn Phần Diễn Châu vẫn kiên trì chèo lái con thuyền Vạn Phần, thậm chí mang hương vị nước mắm Việt Nam ra với thế giới.
Đến với thị xã Cửa Lò (Nghệ An) những ngày hè nắng nóng du khách trong và ngoài tỉnh đổ về tắm mát, nghỉ dưỡng tại bãi biển sạch đẹp. Người dân làng biển Cửa lò đây là giai đoạn cao điểm, bởi khách du lịch đổ về Cửa Lò đông nhất là khi bước sang tháng 6 và kéo dài đến hết tháng 8 trong năm.
Diễn Châu là huyện có tiềm năng về nông nghiệp và kinh tế biển, mỗi năm sản lượng nông thủy sản đạt khoảng 170 tấn. Đây là nguồn nguyên liệu đầu vào dồi dào để ngành chế biến nông, hải sản của Diễn Châu ngày càng phát triển. Không chỉ tăng về số lượng, sản phẩm nông hải sản ngày càng đa dạng về chủng loại. Đặc biệt, nhiều sản phẩm đã xây dựng được thương hiệu như: Lạc Sen, tôm nõn Diễn Châu, Hải sản Vạn Phần…. Đáp ứng thị trường xuất khẩu sang: Lào, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaisia... đưa giá trị ngành chế biến nông, hải sản đạt từ 800- 1000 tỷ đồng/năm. Diễn Châu có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, thủy sản, với sản lượng hàng năm lên tới trên 130.000 tấn lương thực và khoảng gần 40.000 tấn hải sản, đã tạo nguồn nguyên liệu phong phú và sẵn có để nghề chế biển nông thủy sản của Diễn Châu ngày càng phát triển.
Với 34 km chiều dài bờ biển, có hơn 1.300 phương tiện đánh bắt hải sản, trong đó có nhiều tàu lớn đánh bắt xa bờ. Thế nhưng hạ tầng phục vụ nghề cá hiện nay ở Quỳnh Lưu như một chiếc áo quá chật cho một cơ thể cường tráng đang phát triển. Trong đó, bức xúc nhất vẫn là nơi neo đậu cho tàu thuyền của các ngư dân sau mỗi chuyến biển.
Làng nghề chế biến nước mắm Phú Lợi, phường Quỳnh Dị, thị xã Hoàng Mai mỗi năm cung ứng ra thị trường trên 2 triệu lít nước mắm, 830 tấn chượp, 270 tấn mắm tôm, 650 tấn cá hấp sấy, moi biển, cá khô 7 tấn. Hiện nay có 24 cơ sở lớn của làng nghề như Cương Ngần, Cúc Đồng, Xân Thơ, Thành Quyên, Sơn Lý, Hùng Lâm… đã thực hiện đăng ký và gắn nhãn lên sản phẩm, mang thương hiệu nước mắm Phú Lợi có mặt khắp mọi miền đất nước. Do chủ động được nguồn nguyên liệu dồi dào mà ngư dân trên địa bàn Hoàng Mai đánh bắt về trong thời gian ngắn, nên các sản phẩm của làng nghề chế biến hải sản ở Hoàng Mai có vị mặn mòi, đặc trưng rất riêng, được nhiều khách hàng lựa chọn.
Xã Quỳnh Hưng hiện có 2 làng nghề sản xuất mộc mỹ nghệ dân dụng gồm Nam Thắng và Thuận Gian, với 432 hộ tham gia làm nghề. Tạo công ăn việc làm ổn định cho gần 800 lao động trên địa bàn toàn xã.
Hiện nay, Tân Kỳ là huyện có số lượng lò sản xuất gạch ngói thủ công nhiều nhất tỉnh với 172 lò. Thực hiện theo lộ trình của UBND tỉnh, đến ngày 31/12/2017 sẽ hoàn thành xóa bỏ lò gạch nung thủ côngtruyền thống và thủ công cải tiến công nghệ xử lý khí thải trên địa bàn. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, việc hỗ trợ, chuyển đổi ngành nghề cho các lao động tại địa phương đang gặp nhiều khó khăn.
Những người làm công việc đóng khuôn ngói ở vùng đất cừa, huyện Tân Kỳ thường gọi nghề của mình bằng một cụm từ mộc mạc nghề làm giàu từ '' Đất''. Bởi đơn giản công việc chính của họ là đưa đất vào khuôn ép để biến khối đất vuông cạnh, thẳng mép trở thành những viên ngói có hình khối và hoa văn.
Vật liệu xây không nung (VLXKN) thay thế gạch nung là định hướng đúng, phù hợp điều kiện Việt Nam và xu hướng phát triển bền vững của thế giới, tuy nhiên cũng cần một chương trình và lộ trình cụ thể vì liên quan trực tiếp đến đời sống của nhiều bộ phận người dân nông thôn, đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương phải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp. Theo Bộ Xây dựng, để phát triển VLXKN cần có những nhóm giải pháp đồng bộ. Như vậy sẽ có 3 nhóm giải pháp, gồm giải pháp về cơ chế chính sách, về khoa học công nghệ và về thông tin, tuyên truyền. Trong đó, các dự án chế tạo thiết bị sản xuất VLXKN nhẹ và sản xuất gạch xi – măng – cốt liệu công suất từ 7 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm trở lên, ngoài các chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu, thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi và hỗ trợ khác theo quy định hiện hành, còn được hưởng ưu đãi như đối với các dự án thuộc chương trình cơ khí trọng điểm.
Những người thợ tay rìu tay búa của làng nghề đóng tàu Trung Kiên xã Nghi Thiết đã gắn bó hơn 700 năm lịch sử, nơi đây đã đóng được rất nhiều chiếc tàu to nhỏ tỏa đi các vùng biển kéo dài từ Bắc tới Nam.
Đến xã Thanh Văn, huyện Thanh Chương, rất dễ nhận ra các cơ sở làm trống của một số bà con họ Phan nằm ở thị tứ Rạng. Nghề Trống chưa phải là nghề đặc trưng, nhưng nhiều năm qua, nghề làm trống ở nơi đây rất phát triển đủ chủng loại để phục vụ nhu cầu thị trường.
Với lợi thế và tiềm năng Nghệ An đang mở hướng để phát triển ngành công nghiệp không khói ở các huyện miền núi phía Tây. Ở Kỳ Sơn, một trong những điểm du lịch lý thú là miền đất Cổng trời Mường Lống
Năm 2013 là thời điểm tròn một thập kỷ Tổng Công ty Khánh Việt (Khatoco) có trụ sở chính tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đầu tư trực tiếp vào Nghệ An thông qua 1 trong 25 công ty con của mình là Công ty TNHH MTV Tân Khánh An. Sau 10 năm, Tân Khánh An đã chứng minh được hiệu quả của nguồn vốn đầu tư thể hiện bằng tốc độ phát triển vượt bậc, giải quyết việc làm cho nhiều lao động và là một trong những đơn vị có đóng góp lớn cho ngân sách Nghệ An, và là 1 trong 16 doanh nghiệp được khen thưởng của UBND Tỉnh.
SỞ CÔNG THƯƠNG NGHỆ AN
TRUNG TÂM KHUYẾN CÔNG & TƯ VẤN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NGHỆ AN
Địa chỉ : Số 70, đường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Fax : (84-38)3595 594
Email : khuyencongnghean@gmail.com | Website : http://www.khuyencongnghean.com.vn