Lao động và việc làm ở nông thôn Nghệ An

Nông thôn có vị trí vô cùng quan trọng, cung cấp cho xã hội những sản phẩm tối cần thiết và không thể thay thế được, làm cơ sở cho sự ổn định và phát triển xã hội. Nông thôn nước ta còn là nơi cư trú của 76% dân số và gần 70% lực lượng lao động xã hội. Do vậy, vấn đề việc làm đối với lực lượng lao động nông thôn nước ta nói chung và lực lượng lao động nông thôn tỉnh Nghệ An nói riêng là một vấn đề vô cùng quan trọng. Việc nhận thức và vận dụng đúng đắn vấn đề này giúp giải quyết được thực trạng

 

Xã hội ngày càng phát triển với trình độ khoa học công nghệ hiện đại, đòi hỏi phải có đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn hóa cao, biết phát triển và hoàn thiện mình. Đào tạo việc làm ở nông thôn ngày càng được chú trọng như: mở các lớp đào tạo về may, mây tre đan, cơ khí… được các sở, ban, ngành của địa phương tổ chức tại các vùng sâu vùng xa, tạo điều kiện thuận lợi nhất để cho lực lượng lao động trong độ tuổi lao động có thể đến lớp tham gia các lớp tập huấn về vấn đề việc làm nhằm nâng cao kỹ năng tay nghề cũng như nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động. Mặc dù kinh tế tỉnh Nghệ An đã đạt tốc độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định trong những năm qua, góp phần thu hút và tạo ra công ăn việc làm hàng năm, song sức ép của tình trạng thiếu việc làm vẫn rất lớn. Dân số và cơ cấu dân số Dân số tăng nhanh dẫn tới việc phân bố dân cư không hợp lý, không gắn kết được lao động với các nguồn lực khác, khiến cho việc tạo việc làm mới càng khó khăn, thất nghiệp càng cao. Dân số gia tăng sẽ buộc ngân sách Nhà nước nói chung, xã hội nói riêng phải giảm chi cho đầu tư phát triển, tăng chi cho tiêu dùng. Vì vậy, đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng nguồn lao động giảm xuống, cơ hội để tìm việc làm càng gặp khó khăn. Tình trạng di dân tự do từ nông thôn đổ ra thành phố để tìm việc làm kiếm sống gây ra sức ép khó khăn việc làm cho các thành phố.

 Tiến bộ khoa hoc̣ - công nghệ Tiến bộ của khoa học - công nghệ sẽ làm tăng yêu cầu việc làm cho lao động phức tạp, có kỹ thuật và ngược lại, làm giảm việc làm đối với lao động giản đơn. Như vậy, sự phát triển của khoa học - công nghệ mang lại nhiều cơ hội tạo ra việc làm, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức. Vì vậy, đòi hỏi người lao động có phẩm chất trí tuệ cao, có năng lực sáng tạo áp dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ tiên tiến, khả năng biến tri thức của mình thành kỹ năng nghề nghiệp trình độ tay nghề thành thạo, chuyên môn nghiệp vụ giỏi, làm chủ được công nghệ, hoàn thành tốt công việc đảm nhiệm.

 Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất vì nó vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động, là cơ sở quan trọng hàng đầu của sản xuất vật chất, tạo ra việc làm cho người lao động. Nghệ An là tỉnh có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng. Đất đai lớn là tiềm năng để phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản trên quy mô lớn, tập trung, tạo vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến các loại sản phẩm từ cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày, cây ăn quả, cây dược liệu, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm... Nhờ đó đã góp phần tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội trong những năm qua. Tuy nhiên, do tốc độ gia tăng dân số trong quá khứ quá nhanh nên số người bước vào độ tuổi lao động ngày càng nhiều, tốc độ tạo việc làm không thể tăng kịp với tốc độ gia tăng của nguồn lao động.

Chính sách giải quyết việc làm của Đảng và Nhà nước nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng Để giải quyết việc làm, vấn đề quan trọng hàng đầu là Nhà nước phải tạo ra các điều kiện thuận lợi để người lao động có thể tự tạo việc làm thông qua những chính sách kinh tế - xã hội cụ thể. Một số giải pháp để giải quyết vấn đề về lao động và việc làm nông thôn ở Nghệ An đến 2025

Tập trung vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, phát triển hệ thống điện và bưu chính viễn thông, hệ thống y tế, giáo dục, văn hóa ở nông thôn. Cần xác định rõ quy mô sản xuất tối ưu cho từng ngành công nghiệp. Bên cạnh đó, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư vào du lịch, dịch vụ nông thôn. Xây dựng các cụm, điểm công nghiệp tại các xã, thị trấn, vùng sâu vùng xa. Tăng cường hoạt động tổ chức hội chợ, các hoạt động lễ hội văn hóa nhằm quảng bá du lịch và tăng cường giao lưu thương mại với các vùng miền trong cả nước.

  Nâng cao tay nghề trình độ lao động Hiện nay, trình độ lao động ở nông thôn còn khá thấp, tỷ lệ mù chữ còn khá cao. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ảnh hưởng đến việc tiếp cận thông tin việc làm, chính sách..., ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của cả toàn xã hội.

Mở rộng các ngành nghề sản xuất - dịch vụ nông thôn Hiện nay, cần có nhiều chính sách khuyến khích các hộ ngành nghề đầu tư mở rộng phát triển sản xuất sang những lĩnh vực phù hợp với điều kiện của đất nước. Trong đó, cần cung cấp đầy đủ những thông tin về chính sách, tiến hành tư vấn thực hiện cho người dân. Qua đây, các cấp lãnh đạo cần nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn, như cán bộ khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm%.

Lê Hường

Phản hồi bài viết