Việt nam xây dựng và hình thành mô hình kinh tế tuần hoàn

         Hiện nay Việt Nam đã tăng lượng phát thải khí nhà kính bình quân đầu người lên gấp 4 lần trong thế kỷ này, từ 0,79 tấn tương đương vào năm 2000 lên 3,9 tấn CO2 vào năm 2020, lượng khí thải cũng đang tăng với tốc độ nhanh nhất trên thế giới. Khi nền kinh tế đang phát triển nhanh dần đến vị thế là nước có thu nhập cao, Việt Nam cũng cần phải giảm cường độ carbon. Hiện đóng góp của Việt Nam vào tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu tương đối nhỏ, chỉ ở mức 0,8%, việc thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam sẽ đòi hỏi phải có hành động trong những lĩnh vực phát thải chính như năng lượng, giao thông, nông nghiệp và công nghiệp chế biến, chế tạo để thúc đẩy đầu tư phát triển.

Ảnh: Hội nghị kết nối khách hàng tiếp cận nguồn vốn xanh

Trên thực tế, Việt Nam đã tích cực đưa nền kinh tế theo hướng xanh, bền vững và giảm phát thải nhà kính, thông qua Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Xu hướng kinh tế tuần hoàn đã được nhắc đến nhiều trong thập niên gần đây, chủ yếu tại các doanh nghiệp lớn. Để hiện thực hóa Chiến lược này, Chính phủ xây dựng "Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030" đề ra nhiệm vụ, hoạt động cụ thể cho từng ngành. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối năm 2022, có 68 tổ chức tín dụng tham gia cho vay các dự án xanh ở các lĩnh vực năng lượng tái tạo, nông nghiệp sạch, vệ sinh môi trường, dệt may và nhiều lĩnh vực khác. Dư nợ cấp tín dụng đối với các dự án xanh chiếm hơn 4% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, tăng 0,46% so với năm 2021.

Nhìn từ kinh nghiệm lịch sử phát triển chính sách kinh tế tuần hoàn của Nhật Bản, ông Murooka Naomichi cho rằng đối với các giai đoạn phát triển kinh tế và xã hội khác nhau ở Việt Nam và cân nhắc xu thế toàn cầu, cần xác định mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể để xác định chuyển đổi nền kinh tế tuần hoàn bằng các hành động, biện pháp khả thi. "Việc chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn là một hành trình, Chính phủ Việt Nam cần tiếp cận từng bước một với hệ thống giám sát và đánh giá minh bạch nhằm khuyến khích khu vực tư nhân đóng góp mô hình kinh doanh sáng tạo của họ".

                                                        Nguyễn Công Nhâm- Phòng HT&TV

Phản hồi bài viết